HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
Ngày 28/6/2024, Quốc hội đã thông qua Luật Thủ đô số 39/2024/QH15. Dưới đây là tổng hợp điểm mới Luật Thủ đô 2024.
1. Luật hóa quy định về tổ chức chính quyền địa phương
So với Luật Thủ đô 25/2012/QH13, Luật Thủ đô 2024 đã bổ sung một Chương về tổ chức chính quyền đô thị , luật hóa các quy định được nêu tại Nghị quyết của Hội đồng nhân dân trước đây. Cụ thể, các điểm mới Luật Thủ đô 2024 đáng chú ý gồm:
1.1 Bổ sung cấp chính quyền thành phố thuộc TP. Hà Nội
Cấp chính quyền thành phố thuộc thành phố là nội dung mới được bổ sung tại Luật Thủ đô 2024 (Luật năm 2012 không đề cập đến). Hiện nay, cấp chính quyền thành phố thuộc thành phố đang áp dụng với thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.
Cụ thể, theo Điều 11 Luật Thủ đô 2024, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố thuộc Thành phố có 02 Phó Chủ tịch HĐND và tổng số đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách không quá 09 người.
1.2 Luật hóa quy định không tổ chức HĐND cấp phường tại TP. Hà Nội
Cụ thể, Điều 8 Luật Thủ đô 2024 nêu rõ, chính quyền địa phương ở TP. Hà Nội, cấp huyện (huyện, quận, thị xã), thành phố thuôc Thành phố, cấp xã (xã, thị trấn) gồm: Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân (UBND).
Trong đó, chính quyền địa phương ở phường tại TP. Hà Nội là UBND phường - là cơ quan hành chính nhà nước, được tổ chức, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tại Luật Thủ đô 2024.
Như vậy, việc thí điểm chính quyền địa phương ở phường tại TP. Hà Nội chỉ còn UBND phường, không có HĐND phường đã được luật hóa so với trước đây được thí điểm tại Nghị quyết 97/2019/QH14.
UBND phường gồm có Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các công chức khác. Nhưng phường loại I và loại II chỉ có không quá 02 Phó Chủ tịch UBND, phường loại III có 01 Phó Chủ tịch UBND.
Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND phường là công chức lãnh đạo, quản lý của UBND phường.
1.3 Tăng số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách HĐND
Với đại biểu HĐND: Tại khoản 1 Điều 9 Luật Thủ đô 2024, TP. Hà Nội được bầu 125 đại biểu HĐND , trong đó, đại biểu chuyên trách chiếm ít nhất 25% tổng số đại biểu HĐND.
Như vậy, so với số lượng hiện nay theo khoản 13 Điều 2 Luật sửa đổi Luật Chính quyền địa phương số 47/2019/QH14, số lượng này đã tăng từ 95 đại biểu lên 125 đại biểu tương đương tăng 30 đại biểu so với hiện nay.
2. Chính sách với cán bộ, công chức tại TP. Hà Nội
2.1 Hưởng thu nhập tăng thêm
Theo khoản 3 Điều 15 Luật Thủ đô 2024, cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại các cơ quan sau đây sẽ được hưởng thu nhập tăng thêm theo năng lực, hiệu quả công việc:
Cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;Đơn vị sự nghiệp công lập được đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên do TP quản lý.
Trong đó, mức chi thu nhập tăng thêm không quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Thành phố.
2.2 Quản lý doanh nghiệp
Theo khoản 4 Điều 23 Luật Thủ đô, viên chức được tham gia góp vốn, quản lý, điều hành doanh nghiệp do cơ sở dưới đây thành lập/tham gia thành lập để thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ thuộc quyền sở hữu trí tuệ của mình trên địa bàn TP. Hà Nội:
Cơ sở giáo dục đại học công lậpCơ sở giáo dục nghề nghiệp công lậpTổ chức khoa học và công nghệ công lập khác trên địa bàn Thành phố
Trong đó, viên chức phải đáp ứng điều kiện:
- Doanh nghiệp do cơ sở trên thành lập.
- Viên chức phải làm việc tại các cơ sở trên.
- Được người đứng đầu cơ sở, tổ chức trên đồng ý.
3. Được xây mới nhà ở trên bãi sông, bãi nổi sông Hồng
Khi thực hiện quy hoạch phân khu sông Hồng và sông Đuống , khoản 2 Điều 17 Luật Thủ đô 2024 nêu rõ:
- Cho phép xây dựng tuyến đê mới phù hợp quy hoạch phòng, chống lũ.
- Cho phép tồn tại một số khu vực dân cư hiện hữu trên bãi sông.
- Được phép xây dựng mới công trình, nhà ở nhưng phải đảm bảo có tỷ lệ thích hợp với quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê và quy hoạch khác có liên quan.
- Được xây dựng công trình dành cho không gian công cộng, phục vụ mục dích công cộng ở các khu vực bãi sông, bãi nổi còn lại nhưng không tôn cao bãi sông, bãi nổi để không cản trở dòng chảy.
4. Tăng mức hỗ trợ tiền đóng BHXH tự nguyện cho hộ nghèo, cận nghèo
Hiện nay, theo phụ lục 04 ban hành kèm Nghị quyết 03/2022/NQ-HĐND Hà Nội, bên cạnh mức hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cho hộ nghèo là 30%, hộ cận nghèo là 25% và các đối tượng khác 10% thì TP. Hà Nội hỗ trợ thêm 30% cho người thuộc hộ nghèo, thêm 25% cho người thuộc hộ cận nghèo và thêm 10% cho các đối tượng khác .
Do đó, hiện nay, người thuộc hộ nghèo ở TP. Hà Nội được hỗ trợ 60% mức đóng BHXH tự nguyện; hộ cận nghèo được hỗ trợ 50% và đối tượng khác được hỗ trợ 20% mức đóng BHXH tự nguyện.
Tuy nhiên, tại khoản 3 Điều 27 Luật Thủ đô 2024, HĐND TP được quyết định chính sách an sinh, phúc lợi như:
- Hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện theo mức 100% với người hộ nghèo .
- Hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện theo mức 60% với người hộ cận nghèo.
- Hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện theo mức 20% với người thuộc đối tượng khác.
Ngoài ra, các chính sách an sinh xã hội khác gồm:
Hỗ trợ 100% tiền đóng bảo hiểm y tế cho người khuyết tật, người hộ cận nghèo, người cao tuổi từ 70 trở lên, các đối tượng khác…Hỗ trợ khám sức khỏe miễn phí hằng năm cho người cao tuổi.
5. Ngừng cấp điện nước nếu không đảm bảo PCCC
Nhằm đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, trong trường hợp thật cần thiết , Chủ tịch UBND các cấp được ngừng cung cấp điện, nước với công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh nếu:
Thi công không đúng thiết kế về phòng cháy, chữa cháy (PCCC) đã được thẩm duyệt.Chưa được nghiệm thu PCCC mà đã chưa vào hoạt động.Cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke không đảm bảo điều kiện an toàn PCCC.Công trình xây dựng phải thẩm duyệt thiết kế PCCC nhưng tổ chức thi công khi chưa có giấy chứng nhận/văn bản thẩm duyệt thiết kế về PCCC của cơ quan có thẩm quyền.Xây dựng trên đất bị lấn, chiếm.Xây dựng công trình sai quy hoạch, không có giấy phép xây dựng khi phải có giấy phép hoặc sai với nội dung trong giấy phép xây dựng, sai thiết kế xây dựng được phê duyệt nếu được miễn giấy phép xây dựng…
Khi đó, việc ngừng cung cấp được thực hiện ngay khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Với các trường hợp thật cần thiết ở trên thì thông báo cho người sử dụng dịch vụ và thể hiện trong hợp đồng sử dụng điện nước.
6. Sẽ áp dụng phí giảm ùn tắc giao thông
Nội dung này sẽ được Hội đồng nhân dân Thành phố quy định theo Điều 30 Luật Thủ đô 2024. Cụ thể, các nội dung được thực hiện để phát triển hạ tầng kỹ thuật, giao thông gồm có:
Áp dụng phí giảm ùn tắc giao thông Hạn chế xe máy, xe đạp, ô tô là phương tiện cá nhân vào khu vực trung tâmĐầu tư, khai thá đường sắt đô thị, xe buýt, nhà ga, bến xe, bãi đỗ ô tô… phát thải thấp…
Những nội dung này sẽ do HĐND Thành phố quy định cụ thể.